Bệnh gout là gì

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là gì? Làm sao nhận biết các dấu hiệu bị bệnh gout...

Dinh dưỡng bệnh gout

Dinh dưỡng cho bệnh gout

Chế độ tập luyện và ăn uống dành cho người bị gout

Các bài thuốc trị bệnh gout

Các bài thuốc dân gian trị bệnh gout

Thông tin về các bài thuốc dân gian chữa trị bệnh gout...

Wednesday, October 26, 2016

Lá ổi chữa bệnh gout

Ổi là một loại cây ăn quả khá quen thuộc trong vườn khá của nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, bạn có biết rằng không chỉ cho quả ngọt, lá ổi cũng là một loại thuốc dân gian khá hiệu nghiệm và cực kì tốt cho sức khỏe. Nếu đang băn khoăn không biết lá ổi chữa bệnh gì? Lá ổi có tác dụng gì?
Lá ổi chữa bệnh gout
Lá ổi chữa bệnh gout

1. Lá ổi chữa bệnh gì?
Trong đông Y, lá ổi có tên là phan thạch lựu, tên khoa học Psidium guyjava L. , thuộc họ Sim Myrtaceae, được xem là một vị thuốc có tính ấm, vị đắng nên rất tốt để giải độc, tiêu thủng và cầm máu rất tốt. Đặc biệt trong lá ổi non có chứa khoảng 3% nhựa và 7-10 % là tanin, tanin được xem là chất kháng khuẩn rất tốt, thường dùng để cầm máu, chế thuốc săn chắc da, thuốc trị hôi miệng, viêm ruột, tiêu chảy….
Ngoài ra, lá ổi cũng chứa nhiều thành phần khác như tinh dầu, cóalpha-limonen, axit maslinic, beta-sitosterol… rất tốt cho cơ thể.

2. Đặc tính của lá chữa bệnh gout :
Bệnh Gout không những khiến người bệnh đau đớn vì những cơn đau khớp, mà còn xuất hiện những biến chứng nguy hiểm do dùng nhiều thuốc tây. Hiện nay các nhà khoa học phát hiện ra rằng lá ổi cũng có tác dụng trong điều trị tốt bệnh gout.
Cây ổi có nhiều tác dụng làm thuốc, từ búp non, quả, vỏ rễ, đến vỏ thân cây
Thường dùng nhất là búp non và lá non. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô
Trái ổi còn xanh, chát, điều trị tiêu chảy, ổi chin có tác dụng nhuận trường. Từ xa xửa trong dân gian thường dùng lá ổi non, búp ổi non để chữa đau bụng, tiêu chảy rất tốt.
Lá ổi chữa bệnh gout

Liều lượng thường dùng là 15 -20g búp ổi, rễ ổi non phối hợp với một ít chè xanh và gừng để sắc ( nấu ) lấy nước uống.
Rễ và vỏ cây ổi còn dùng chữa vết thương, vết loét… cách dùng như sau : lấy 15g rễ và vỏ thân cây sắc sắc với 300 ml nước còn 100ml để uống
3. Lá chữa bệnh gout ngay sau vườn bạn:
Cũng có nhà chuyên môn hướng dẫn cho bệnh nhân có bệnh đái tháo đường, đồng thời bị bệnh Gout ( thống phong ), dùng kết hợp 3 loại gồ  : lá sake, búp ổi và đậu bắp thep liều lượng : đậu bắp 100g, búp ổi non 20g, sa kê 100g 9 theo kinh nghiêm dân gian phải là lá sake úa vàng tự rụng mới tốt, không dùng lá tươi ), 3 loại đem sắc ( nấy ) lấy nước uống liên tục
Có bệnh nhân dùng bài thuốc lá chữa bệnh Gout này cũng cho kết quả tốt. Đây là một kinh nghiệm rất quý báu có thể áp dụng vì các loại cây nói trên vô hại, nếu ai dùng phù hợp mà khỏi được bệnh thì thật đáng quý.
Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn và lý giải được cơ chế lá cây  chữa bệnh gout của ổi thì cần có những nghiên cứu sâu hơn về cơ bản và thử nghiệm trên nhiều người bệnh.
Bên cạnh các tác dụng kể trên lá ổi còn có nhiều công dụng khác như giúp cải thiện làn da, cho da thêm săn chắc, làm gia tăng số lượng tinh trùng ở nam giới, điều trị chứng sốt Dengue, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và phì đại lành tính tuyến tiền liệt…

Tuesday, October 25, 2016

Nhận biết sớm các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gout

Bệnh Gout là một dạng thường gặp của viêm khớp, xảy ra do sự gia tăng nhiều acid uric trong máu. Thường thì bệnh Gout xảy ra rất đột ngột, người bệnh đột nhiên thấy đau dữ dội vùng khớp đặc biệt là ngón chân cái và cũng không quá khó để nhận biết các triệu chứng của bệnh gout.Dưới đây là một số cách giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này.
1/ Các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh gout
Thường thì khi tích tụ tinh thể acid uric trong khớp và các mô bao quanh tới một giới hạn nào đó, người bệnh gút sẽ có các triệu chứng như nóng, đau, sưng va rất mềm ở một số khớp nào đó, thường là ngón chân cái. Triệu chứng này còn được gọi là podagra.
Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm và nhiều đến mức chỉ cần tấm ga trải giường chạm nhẹ vào cũng đau đến mức độ không chịu nổi. Sự khó chịu này tăng nhanh chóng, kéo dài tới mấy giờ trong đêm rồi giảm trong vòng 2-7 ngày sau đó. Khi cơn gút giảm, lớp da quanh khớp bị đau và có thể tróc ra hay ngứa.
Ngoài sự khó chịu ở các khớp, khi quan sát các khớp bị bệnh da rất đỏ hoặc hơi tím quanh khớp bị đau, có vẻ bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể bị sốt, khó cử động. Bệnh gout có thể xuất hiện như những cục trên bàn tay, khuỷu tay, hay tai.
Triệu chứng của bệnh gout

Một số người không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng của bệnh gút thông thường. Đến khi các triệu chứng gout xuất hiện, lượng acid uric đã tích tụ trong máu và kết tủa axit uric đã có trong một hay nhiều khớp rồi. Ngón chân cái là ngón hay bị nhất, tuy nhiên khớp bàn chân mắt cá, đầu gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay cũng có thể bị sưng.
Sưng túi dịch đệm các cơ có thể thấy nhất là khuỷu tay và đầu gối. Những cơn đau nhẹ có thẻ ngưng sau vài giờ hay kéo dài 1-2 ngày. Những cơn đau này thường bị chẩn đoán sai là "bong gân" dù rằng người bệnh không hề bị tổn thương nặng hay vận động quá nhiều. Những cơn đau nặng có thể kéo dài đến nhiều tuần, đau đến cả tháng.
Đa só những người bị cơn đau thứ nhì trong 6 tháng đến 2 năm sau lần thứ nhất, nhưng khoảng cách giữa những cơn đau có thể là nhiều năm. Nếu không được chữa trị, khoảng cách sẽ giảm theo thời gian, cũng có một số trường hợp đặc biệt không có lần đau thứ 2.
2/ Diễn biến của bệnh gout

Thường thì bệnh gút diễn biến theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu hầu như  độ uric trong máu cao nhưng không có triệu chứng cụ thể, sau đó các tinh thể axit uric bắt đầu tích tụ trong chất dịch ở khớp, thường là 1 khớp (phổ biến nhất là ngón chân cái) và cơ thể phản ứng sưng đột ngột: đó là cơn đau gout.
Có khoảng 10-25% người bị gout sẽ bị sỏi thận, 10-40% người bị gout có sỏi thận trước khi bị cơn đau khớp. Sau cơn đau, khớp bị đau và các mô xung quanh cảm thấy bình thường trong vòng vài ngày cho đến khi bị lần tiếp theo , thường xảy ra trong vòng 2 năm.
Về sau này, ở nhiều người, giai đoạn này tiến triển chậm khi các cơn đau xảy ra thường hơn. Những cơn sau có thể đau hơn, lâu hơn, và ở nhiều khớp hơn.Gout để lâu ngày có thể dẫn tới gout mãn tính và thường tấn công nhiều khớp hơn. Có thể không còn khoảng cách giữa các cơn đau. Giai đoạn này thường bị nhầm với các dạng viêm khớp khác, nhất là viêm xương khớp. Bệnh gout có nguy cơ cao ở nam giới độ tuổi 40 - 45, nữ giới mãn kinh, người có tiển sử gia đình bị gout, người bị các tổn thương khớp, xơ vữa động mạch ,..
Triệu chứng của bệnh gout

Với những người đang bị bệnh gout rất cần thiết phải thay đổi lối sống, nên giảm béo với những người thừa cân, tránh ăn quá nhiều đạm động vật, nên hạn chế hoặc tránh uống rượu, uống nhiều nước và chất lõng mỗi ngày.

Cây nở ngày đất - Lá cây chữa bệnh gout

Gần đây, trên thị trường xuất hiện rất nhiều người bán một loại cổ dại có tên “nở ngày đất” với lời quảng cáo là chữa được bệnh Gout. Liệu loại lá này có chữa được bệnh Gout.
1/ Lá cây chữa bệnh gout có thật không?
Cây nở ngày đất có tên khoa học Gomphrena celosioides, một loài thực vật có hoa thuộc họ dền, thân mềm, bò lan ra thành cụm, phần thân mọc tỏa ra.
Tại Việt nam cây mọc hoang phổ biến ở nhiều khu vực đất khô, đối núi phía Tây nam và miền Trung. Trong tự nhiên cây nở ngày đất có 3 loại trắng, tìm, xanh. Tuy nhiên, chỉ có loại hoa trắng mới được dùng làm thuốc còn lại chỉ sử dụng làm cảnh.
Nở ngày đất là một loại cây dại nhưng khá quen thuộc với người dân Việt nam do mọc nhiều ở vùng ven biển miền Trung, ven lối đi, đường tàu, những vùng đất khô; là loài cỏ phân nhiều nhánh, rễ to, lá không cuống, nhiều lông và có hoa màu trắng. Chỉ trong thời gian ngắn, cây nở ngày đất được bày bán khắp nơi ở TP HCM và nhanh chóng được nhiều người chú ý.
Cây nở hoa ngày đất chứa nhiều flavones, flavoniedes , gomphrenol giúp làm giảm các triệu chứng sốt, cảm cùm dó virut gây ra, giúp ức chế các axit uric trong máu, thải các độc tố ra ngoài, cây được dân gian sử dụng phổ biến và cũng chính từ bài thuốc đó mà khoa học đã tìm ra được dược tính từ cây để chiết xuất một số dược tính từ cây ra làm thuốc.
Cây nở ngày đất - Lá cây chữa bệnh gout

2/ Lá cây chữa bệnh Gout  mang tên nở ngày đất:
Hiện một số lương y đang sử dụng cây thân thảo này để điều trị bệnh Gout trong thời gian điều trị sớm nhất, trong rễ cây có thành phần flavonoides và saponines làm giảm đau các triệu chứng cơ bắp va chạm gây ra. Người sử dụng nhiều chất đạm dẫn đến khớp, Gout qua tác dụng từ dược tính ở rễ , lá cây giúp điều trị hoàn toàn loại bệnh này.
Ngoài các công dụng trên cây nở ngày đất có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tiêu hóa tốt, ngoài ra hai thành phần Anti và cancereux giúp ức chế chống lại các tế bào ung thư gây ra , nó còn làm giảm nồng động cholesterol trong máu và cải thiện lưu thông tim mạch vành.
3/ Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý khi sử dụng loại lá cây chữa bệnh gout
Cây nở ngày đất có tính nóng, sau khi uống nên bổ sung các loại nước mát giải nhiệt.
Bệnh Gout được xem như căn bệnh dễ mắc phải nhất đặc biết với nam giới, bởi chế độ ăn những thực phẩm chứa nhiều urat như hải sản, thijt, nội tạng động vật … và thói quen uống rượu bia của nhân viên văn phfong kèm theo việc ít hoạt động, rèn luyện… Đã làm chon nguy cơ mắc bệnh Gout thêm cao hơn.
Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về cây nở ngày đất, tuy nhiên theo lưu truyền dân gian, bài thuốc  này đã chứng minh công dụng và hiệu quả của cây trong hỗ trợ trị Gout. Với lợi thế là dễ tìm thấy và dễ trồng, và không gây độc tính cho cơ thể nếu được dùng đúng công thức- liều lượng.
Dùng điều trị gout, khớp : Dùng 200gr cây nở ngày đất tươi ( cả hoa ) sắc vớ 1500 ml nước cạn còn 500 ml, uống khi thấy khát, sắc lại khi nào thấy nhạt thì thôi, uống khi nào thấy bệnh khỏi hẳn thì giảm lượng thuốc còn 100g/ ngày, sắc uống thay nước hàng ngày, nếu dùng khô thì sắc lâu hơn một chút, phụ nự cho con bú, phụ nữ có thai, người huyết áp thaaso thì không nên dùng. Sử dụng nước uống đậm nhạt tùy mức độ bệnh và nhu cầu người sử dụng.
4/ Một số tác dụng của loại lá cây thần dược này:


Cây nở ngày đất - Lá cây chữa bệnh gout

Hoa Nở Ngày đất có thể phơi khô hoặc để tươi. Hoa nở ngày đất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề.
Lá cây nở ngày đât : phơi khô, ngâm trong 1 tách nước nóng, sau đó uống như uống trà, Lá có tác dụng cho người bệnh huyết áp, ho, tiểu đường.
Toàn cây nở ngày đất : ngâm trong nước sối, hoặc đun số lấy nước uống, được đề nghị như một đơn thuốc cho bệnh tiểu đường.
Rễ cây nở ngày đất : có thể phơi khô ngâm rượu, hay xay nhuyễn thành bột để dành pha nước uống hay trộn bổ sung vào thức ăn, có khả năng làm giảm đau, an thần, giúp ngủ ngon.
Mùi vị thơm thơm như nước trà, để tủ lạnh uống càng ngon.
Uống bình thường ngâm trong nước đun sôi khoảng 10 phút ( 9 – 10 bông ) tương đương 3 -9g.
Trị mỡ trong máu : say toàn cây uống hàng ngày, kết hợp với diệp hạ châu càng tốt.

8 bí kíp bị gout nên ăn để đầy lùi bệnh

Theo y học, nguyên nhân trực tiếp gây ra Gout chính là do acid uric. Và một trong những biện pháp để phòng chống acid uric tăng cao chính là dùng các thực phẩm mà không có hoặc ít có nhân purin, kết hợp với dùng các thực phẩm có công dụng tăng cường đào thải acid uric thông qua đường tiết niệu mà người bị Gout nên ăn.
8 bí kíp bị gout nên ăn để đẩy lùi bệnh

1. Rau cần:
+ Rau cần trồng dưới nước là loại rau tính mát, vị ngọt. Bạn đừng lầm tưởng rằng cần nước và cần cạn giống nhau nhé, bởi vì cần cạn sẽ đắng hơn cần nước 1 chút đó, chỉ có công dụng của chúng là gần giống nhau thôi, cần nước trong Đông Y có công dụng là thanh nhiệt lợi thủy.
+ Cần trồng trên cạn cũng có tính mát, nhưng  vị lại hơi đắng ngọt, có công dụng chính là thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp.
Thực ra bạn có có thể dùng đồng thời cả hai loại, bởi vì nó đặc biệt tốt trong giai đoạn mà bạn đang chữa bệnh gout cấp tính
 Rau cần như đã nói là loại rau rất dồi dào các sinh tố, khoáng chất và nó hầu như không chứa nhân purin. Vì vậy mà bạn có thể dùng nó mà không cần phải lăn tăn gì cả, cần có thể ăn sống hoặc ép lấy nước uống hay nấu canh ăn hằng ngày tùy vào mục đích sử dụng của người dùng.

2. Súp lơ:

+ Là một trong những loại rau nằm trong top những thực phẩm giàu vitamin C và hơn hết là nó chứa ít nhân purin.
+ Theo dinh dưỡng thì súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng chính là thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện, cho nên đây nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao.

3. Dưa chuột:

+ Là loại rau rất kiềm tính, giàu vitamin C, đặc biệt rất dồi dào các muối kali và rất nhiều nước,
+ Muối kali trong y học được biết đến là chất có tác dụng lợi niệu vậy nên những người bị gút rất cần ăn nhiều dưa chuột. Bởi công dụng của nó là thanh nhiệt lợi thủy, sinh tân chỉ khát và quan trọng nhất chính là giải độc nên khả năng của nó là tích cực bài tiết acid uric thông qua đường tiết niệu.

4. Cải xanh:

+ Đây cũng là loại rau kiềm tính cho nên ai cũng có thể ăn được, và hầu như không chứa nhân purin.
+ Người bệnh nên thêm cải xanh vào danh sách ăn uống hằng ngày của mình vì nó có tác dụng giải nhiệt trừ phiền và thông lợi tràng vị, người bị Gout nên ăn vì rất thích hợp.

 5. Cà:

+ Cà được dân gian sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam chữa bệnh, bởi vì nó có tác dụng là hoạt huyết tiêu thũng và khứ phong thông lạc, tuy nhiên đồng thời nó cũng thanh nhiệt chỉ thống.
+ Thêm nữa đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và không chứa nhân purin.
+ Theo các nghiên cứu hiện đại thì cà nói chung rất lợi niệu.

8 bí kíp bị gout nên ăn để đẩy lùi bệnh

 6. Cải bắp:

+ Cải bắp theo những gi chép ý học là rau có công dụng bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ và ảnh hưởng tốt đến hệ bài tiết, cho nên cũng rất có ích cho khớp nhờ cơ chế thông kinh hoạt lạc, vì vậy rất tốt cho người có acid mức uric trong máu cao.

7. Củ cải:

+ Là rau có công dụng chính là lợi quan tiết và hành phong khí, giải độc, trừ phong thấp, hơn hết là loại thực phẩm rất thích hợp với những người bị phong thấp nói chung và bệnh gout nên ăn  nói riêng.
+ Cũng như các loại thực phẩm trên, đây cũng là loại rau kiềm tính, nhiều nước mà lại không có nhân purin.

8. Khoai tây:

+ Các bác sĩ vẫn khuyên người bệnh gout nên ăn khoai tây, bởi vì trong thành phần hóa học của khoai tây hầu như không hề có nhân purin.

Monday, October 24, 2016

Điều trị gout cấp tính bằng cách nào

Cơn gout thường xảy ra sau bữa ăn có quá nhiều thịt ( nhất là có nhiều purin như thịt chó, nội tạng ), sau khi uống nhiều rượu. Rối loạn cảm xúc, lao động nặng, đi lại nhiều, chấn thương ( kể cả chấn thương nhỏ như đi giày chật ), nhiễm khuẩn.. cũng là những yếu tố làm cơn đau xuất hiện.
1/ Làm thế nào để nhận biết cơn gout cấp tính:
Cơn đau gout cấp tính là một trong các biểu hiện lâm sàng của bệnh gout – một bệnh thường xảy ra do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể, làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn đến lắng đọng natri urat trong khớp, thận và tổ chức dưới da, gây đau. Cơn Gout cấp tính lần đầu thường xảy ra ở lứa tuổi 35 – 55 và hay gặp ở nam giới.
Nó đến đột ngột vào ban đêm, gây đau khớp, đa số là khớp bàn – ngón chân cái. Khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng và đau dữ dội tăng dần, và chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi  mọi tư thế đều không dịu đi. Lúc này bệnh nhân cần phải tìm hiểu phương pháp điều trị gout cấp tính kịp thời.
Điều trị gout cấp tính bằng cách nào

Cơn đau kéo dài nhiều ngày, thường là 5-7 ngày, sau đó các dấu hiệu của viêm giảm dần. Trong cơn đau, người bệnh có thể sốt vừa hoặc sốt nhẹ, nước tiểu ít và đỏ hơn. Cơn đau Gout cấp tính dễ tái phát, thông thường hơn một năm, sau đó khoảng cách giữa các cơn ngắn lại, nhưng cũng có thể trên 10 năm mới tái phát.
2/ Điều trị Gout cấp tính hiện nay
Khi bị cơn gout cấp tính, phải dùng ngay thuốc chống viêm. Thuốc có hiệu lực tốt nhất là colchicin, uống 1 viên 1mg x 2- 3 lần trong ngày đầu (tối đa là 4 viên); 1 viên  x 2 lần trong ngày thứ hai, 1 viên/ ngày trong 3 ngày tiếp theo.
Liều duy nhất để tránh cơn đau tái phát là 1 viên mỗi ngày, uống trong3 tháng, 6 tháng, 1  năm hoặc dài hơn. Những người suy gan, suy thận, suy tủy xương cần thận trọng khi dùng thuốc và phải được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Điều trị gout cấp tính bằng cách nào

3/ Làm thế nào để điều trị Gout cấp tính hiệu quả:
Trong điều trị bệnh gout, chế độ ăn rất quan trọng , trong mọi bữa ăn đều không nên ăn quá mức. Với những người đã tăng axit uric ( trên 70md/l) cần tránh những bữa ăn có quá nhiều puric, người béo phải dùng chế độ giảm calo. Không uống rượu, uống nhiều nước ( từ 2 – 4 lít / ngày ), nhất là loại nước có nhiều bicarbonate như nước khoáng.
Hiện nay, người mắc bệnh gout có nhiều sự lựa chọn trong phương pháp điều trị cho mình, bao gồm Đông Y, Tây Y hay theo phương pháp dân gian.
Theo Tây y, ngoài thuốc colchicin có thể dùng phenylbutazon hoặc indomethacin tuy chúng tác dụng có kém hơn.

Những thuốc này cũng có tác dụng phụ không tốt, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

Bệnh gout nên ăn rau xanh gì?

Với những người bị bệnh Gout nặng, axit uric máu tăng cao nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, tránh ăn quá nhiều chất đạm sẽ khiến bệnh nặng hơn, người bệnh gout nên ăn thêm nhều trái câu rau xanh hoa quả như táo, ăn dưa chuột, ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh.
Bệnh gout nên ăn rau xanh gì

Dưới đây là một số rau xanh người mắc bệnh Gout nên dụng thêm trong bữa ăn hàng ngày
Rau cần: cần trồng  dưới nước tính mát. Vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. cần trồn trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp; có thể dùng cả hai loại, đặc biệt là tốt trong giai đoạn cấp tính. Rau cần giàu các sinh tốt, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin
Súp lơ: là một trong những loại rau chưa sít nhân purin. Theo dinh dưỡng y học cổ truyền, sup lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người acid uric máu cao.
Dưa chuột ( dưa leo ): là loại rau kiềm tính. Theo y học cổ truyền, dưa leo có tính mát , vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng bài tiết tích acid uric qua đường tiết niệu
Cải xanh: cũng là loại rau kiềm tính và hầu như không chứa puric. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt, trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp cho người bệnh Gout
Cà pháo: cá pháo, cà bát, cà tím… đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông ljac, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định
Cải bắp: là loải au cần như không có nhân puric, theo y học cổ truyền cải bắp có công dụng “ bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết, thông kinh hoạt lạc “ nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao
Khoai tây: là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hâu như không chứa purin
Bí đỏ: tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ tủng ích khí, giảm mỡ máu , hạ đường huyết , là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa puric, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipit máu, béo phì, tăng acid uric trong máu
Bí xanh: tính mát, vị ngọt đậm, có tác dụng thanh nhiệt,lợi tiểu tiện,giải độc giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính nhiều nước và chứa rất ít nhân puric, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt
Bệnh gout nên ăn rau xanh gì

Một số loại quả tươi tốt mà người bệnh Gout nên ăn
Dưa hấu: tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. trong thành phẩm có chứa nhiều muối kali, nước, hầu như không có nhân purin.
Đậu đỏ: còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả , lợi niệu tiêu thũng. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân puric, là thực phầm rất tốt mà người bệnh Gout nên ăn.
Lê và táo: hai loại quả tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh Gout cấp tính và mãn tính.
Nho: tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân puric.

Sữa bò: là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống hợp lý cho bệnh gout cấp tính và mãn tính.

Saturday, October 22, 2016

Bệnh gout có nên ăn canh chua bạc hà

Đối với bệnh Gout việc kiêng khem trong ăn uống là vô cùng quan trọng, tuy nhiên vì không hiểu rõ và nắm kĩ các thức ăn sẽ làm nồng độ axit uric tăng, một số bệnh nhân dù đã uống thuốc nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Một trong những món ăn mà người bệnh gout không nên ăn chính là món canh chua bạc hà có mặt trong bữa cơm hàng ngày.
Mức độ tăng axit uric trong máu tỉ lệ thuận với số lần ăn canh chua bạc hà trong tuần
Hiểu rõ về bệnh gout:
Bệnh gout là hậu quả của chuyện axit uric tăng trong máu rồi kết tủa trong khớp. Có nhiều lý do khiến axit uric bộ tăng, chẳng hạn vì
Hoại huyết sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương
Tiêu thụ quá nhiều chất đạm từ thịt đỏ, lòng heo, thịt mỡ, da gà, cá nục, cá mòi, lạp xưởng…
Bệnh gout có nên ăn canh chua bạc hà

Uống quá ít nước khi đổ mồ hôi lại thêm thoái quen nín tiểu trong giờ làm việc
Bị bệnh biến dưỡng như tiểu đường, cường tuyến giáp… không điều trị chấm chứat
Lạm dụng dược phẩm như thuốc cảm, thuốc corticoid..
Có bệnh trên đường tiết niệu như phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang…
Và nhất là lạm dụng rượu bia
Người bệnh Gout không nên ăn canh chua bạc hà:
Nếu lược lại các nguyên nhân vừa kể thì muốn giảm axit uric không thể chỉ trông mong vào các thuốc đặc trị. Trong nhiều trường hợp, người bệnh thậm chí giữ vai trò quyết định vì phải chủ động thay đổi một số thoái quen trong nếp sinh hoạt. Chỉ thụ động trông mong vào tác dụng hạ axit uric của thuộc đặc hiệu thì không lạ gì nếu bệnh thống phong ăn mòn xương khớp.
Chúng ta đều rõ nguyên nhân bị tăng axit uric trong máu, thậm chí rất cao nhưng không hề uống bia, cũng không lạm dụng thịt mỡ. Lý do phải “núp” trong món ăn nào đó được dùng rất thường. Kết quả nghiên cứu trên nhiều nhóm đối tượng cho thấy axít uric tăng rất cao ở người mạnh miệng với món canh chua bạc hà và người bệnh gout không nên ăn.
Bệnh gout có nên ăn canh chua bạc hà

Mức độ tăng axít uric trong máu rõ ràng tỉ lệ thuận với số lần ăn canh chua bạc hà trong tuần. Khi thống kê về cơn đau tá hỏa do sạn khớp thì 70% trường hợp phát bệnh sau một bữa ăn nặng ký với canh chua bạc hà! Càng trầm trọng hơn nữa nếu đối tượng vừa mạnh miệng với canh chua bạc hà lại thêm thói quen uống bia. Bằng chứng là lượng axít uric trong máu của người tuy uống bia nhưng không thích món này thấp hơn thấy rõ nếu so với nhóm vướng cả 2, canh lẫn bia.
Đáng nói hơn nữa là xét nghiệm của hơn 60% số người trước đó có lượng axít uric trong máu tăng cao trở lại bình thường sau 2 tuần tuy không dùng thuốc nhưng ngưng món canh chua bạc hà, ngay cả khi vẫn dùng canh chua nhưng không nấu với bạc hà. Trên 2 nhóm thử nghiệm được điều trị bằng thuốc đặc hiệu với liều lượng như nhau có thể giảm đến phân nửa lượng thuốc hằng ngày trên nhóm cữ món có bạc hà trong suốt liệu trình. Không những thế, kiểm soát lượng axít uric trong máu 2 tháng sau khi đã điều trị ổn định cho thấy tình trạng tái phát chỉ xảy ra ở 1/4 số bệnh nhân dùng canh chua bạc hà một cách tiết độ theo kiểu mỗi tuần một lần.

Canh chua bạc hà vốn dĩ là món ăn có tác dụng thực dưỡng cho người biếng ăn nhưng món này dễ dàng trở thành thuốc độc cho khớp  và người bệnh Gout không nên ăn kiểu lạm dụng theo kiểu tuần ăn chỉ có… 7 lần! Biết là ngon nhưng vẫn phải né khi có bệnh. Khéo hơn nữa là ăn sao cho đừng bệnh khi chưa bệnh.